M&E/MEP là gì ? Hệ thống công trình M&E/MEP là gì ?

Trang Chủ » M&E/MEP là gì ? Hệ thống công trình M&E/MEP là gì ?

1. M&E, MEP là gì?

M&E là gì? M&E là viết tắt của của Mechanical and Electrical, nghĩa là Cơ khí và Điện. Nhưng do dùng hai từ này không diễn tả được hệ thống cấp thoát nước (Plumbing and Sanitary –P&S) và hệ thống phòng cháy, chữa cháy (Fire alarm and Fighting) nên hiện nay người ta dùng từ MEP (Mechanical Electrical Plumbing) cho đầy đủ.

2. Hệ thống MEP/M&E chia làm 4 hạng mục chính:

  • Hệ thống điện (Electrical System).
  • Hệ thống cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh (Plumbing & Sanitary, gọi tắt là P&S).
  • Hệ thống thông gió và điều hòa không khí (Heating Ventilation Air Conditioning, gọi tắt là HVAC).
  • Chống sét (Fire alarm & Fire fighting).

Trước đây khi khoa học chưa phát triển thì một công trình xây dựng chỉ có hệ thống điện, cấp thoát nước và hệ thống thông tin liên lạc đơn giản (điện thoại, ti vi) nên chúng ta hay gọi là hệ thống Điện-Nước chỉ chiếm khoảng 10-15% giá trị công trình. Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, công trình được trang bị rất nhiều hệ thống hiện đại giúp tăng tính tiện nghi và độ hiệu quả trong quá trình hoạt động. Vì thế mà hệ thống MEP/M&E ngày càng quan trọng, chiếm giá trị khá lớn từ 45 – 65%, có những công trình lên đến 70-80%.

3. Hệ thống công trình MEP/M&E là gì?

Phần Điện (Electrical) là nguồn năng lượng chính cho toàn bộ hệ thống của công trình, bao gồm các hạng mục liên quan đến Điện: phân phối, cung cấp điện; chiếu sáng; điều khiển và Điện nhẹ (Extra Low Voltage – ELV).

Sơ đồ hệ thống MEP công trình
Sơ đồ hệ thống MEP công trình

Điện nặng bao gồm:

Main power supply: là hệ thống cấp nguồn chính, bao gồm các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 24kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính ( gọi là MSB, main switch board). Có thể có thêm (Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp: Automatic Voltage Regulator System, gọi tắt là AVR)

  • Hệ thống các tủ điện phân phối: Submain power supply ( bao gồm cấp điện cho động lực, sản xuất, chiếu sáng, ổ cắm…)
  • Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt: Lighting
  • Hệ thống ổ cắm: Socket outlet
  • Hệ thống chiếu sáng sự cố: Emergency lighting ( đèn exit, đèn emergency)
  • Hệ thống tiếp địa: Earthing system ( or grounding system)
  • Hệ thống chống sét: Lightning protection system ( bao gồm các cọc tiếp địa và kim thu sét, khác hệ thống tiếp địa)

Điện nhẹ bao gồm:

  • Hệ thống mạng Lan và Internet: Data network system
  • Hệ thống điện thoại: Telephone system
  • Hệ thống an ninh giám sát: Security & Supervisior system
  • Hệ thống PA ( public address system) ….
  • Hệ thống BMS (Building management system) là hệ thống đồng bộ cho phép điều khiển và quản lý mọi hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà như hệ thống điện, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, điều hòa thông gió, cảnh báo môi trường, an ninh, báo cháy – chữa cháy,… đảm bảo cho việc vận hành các thiết bị trong tòa nhà được chính xác, kịp thời, hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm chi phí vận hành. Hệ thống BMS là hệ thống đồng bộ mang tính thời gian thực, trực tuyến, đa phương tiện, nhiều người dùng, hệ thống vi xử lý bao gồm các bộ vi xử lý trung tâm với tất cả các phần mềm và phần cứng máy tính, các thiết bị vào/ra, các bộ vi xử lý khu vực, các bộ cảm biến và điều khiển qua các ma trận điểm.

Phần Cơ (Mechanical) trong công trình chiếm khối lượng lớn là vào hạng mục Hệ thống thông gió và điều hòa không khí (HVAC). Còn lại là các hạng mục như: Cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh (P&S); Hệ thống phòng cháy và chữa cháy (Fire alarm & Fire fighting), Hệ thống GAS trung tâm, Hệ thống thang máy…

Nói cách khác, các hệ thống MEP/M&E chính là linh hồn của một công trình hiện đại. Tạo tiền đề cho sự vận hành ổn định của một công trình. Chính vì vậy việc chọn nhà thầu thi công hệ thống MEP/M&E là một yếu tố rất quan trọng của chủ đầu tư khi thực hiện đầu tư một công trình hiện đại.

4. Kỹ sư MEP/M&E là gì?

Kỹ sư M&E là gì? Đó tên gọi chung cho các kỹ sư làm trong các hạng mục Cơ Điện tòa nhà. Kỹ sư M&E không có nghĩa là kỹ sư này phải thông thạo cả 2 phần M hoặc E. Thực ra thì phần M hay E đều còn chia nhỏ ra các hạng mục khác nhau nữa, mỗi hạng mục sẽ có các kỹ sư chuyên nghiệp về nó đảm trách. Tuy nhiên người ta hay gọi chung họ là kỹ sư M&E vì thực tế là công việc mà từng kỹ sư đó đảm trách thường có sự liên quan và phối hợp của cả M và E. Không thể nói kỹ sư HVAC chỉ biết phần máy lạnh, và kỹ sư điện không cần quan tâm máy lạnh hoạt động ra sao. Các kỹ sư kinh nghiệm và chuyên nghiệp, tuy rằng họ chỉ làm chuyên về Cơ hoặc Điện, nhưng các kiến thức về Cơ Điện họ đều nắm tốt.