Bản mô tả công việc Kỹ sư cơ điện

Trang Chủ » Bản mô tả công việc Kỹ sư cơ điện

1. Giới thiệu khái quát về công việc kỹ sư cơ điện

Cơ điện là một trong những lĩnh vực đang tất cả mọi người quan tâm vì nó phục vụ chính cho sinh hoạt hàng ngày của con người và rất nhiều các hoạt động kinh doanh, sản xuất khác. Từ việc lắp đặt các hệ thống điện dân dụng, điện thương mại, điện kinh doanh cho đến rất nhiều các thiết bị điện khác đang được sử dụng hàng ngày, đều cần đến những bàn tay khéo léo và tư duy cơ điện của các kỹ sư. Cũng vì lẽ đó mà nhu cầu cần đến các kỹ sư cơ điện trở nên thiết yếu hơn bởi đặc trưng của ngành này bắt buộc phải có chuyên môn mới có thể làm được. 

Có thể thấy, 100% các xưởng sản xuất hiện nay, không nhất thiết phải là xưởng sản xuất về thiết bị điện thì đều cần một đội ngũ kỹ sư cơ điện. Hay một tòa nhà chung cư, một trung tâm thương mại rộng lớn cũng luôn có hẳn một phòng kỹ thuật dành cho các kỹ sư này. Và đương nhiên thì ở bất kỳ đâu có hoạt động sống của con người thì đều cần đến nguồn điện như một sự “phổ cấp văn hóa của hiện đại”. Không những thế nhu cầu tuyển dụng điện điện tử ngày càng cao đi kèm với mức lương cho vị trí này khá là ổn định và gần như không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào hay sự khủng hoảng của kinh tế. Từ những lý do đó mà kỹ sư cơ điện đã trở thành một nghề nghiệp được đông đảo các bạn theo đuổi hiện nay. 

2. Các  trách nhiệm công việc của kỹ sư cơ điện 

2.1. Thiết kế và kiểm tra bản vẽ 

Đối với một kỹ sư cơ điện, trách nhiệm đầu tiên mà các bạn cần thực hiện đó là thiết kế các bản vẽ thi công điện hay còn gọi là thiết kế M&E. Các kỹ sư cơ điện sẽ triển khai mô hình hệ thống điện dưới dạng 3D, cùng với đó là làm các bản vẽ Revit MEP và AutoCAD để có thể xây dựng được một hệ thống điện từ khái quát đến chi tiết. Nhìn chung nhiệm vụ về thiết kế phải luôn tuân theo một quy trình cụ thể bao gồm từ phân tích thực địa, đọc thông số kỹ thuật và lên maket thiết kế. Trong quá trình thiết kế, các kỹ sư cơ điện sẽ phải liên tục phối hợp với bên thiết kế xây dựng để có thể có những đường điện đi hợp lý, vừa đảm bảo an toàn, thuận tiện lẫn đạt được tính thẩm mỹ tại các nơi này. Đương nhiên trong quá trình thiết kế bản vẽ ấy, kỹ sư điện cũng phải kèm theo nhiệm vụ kiểm tra lại bản vẽ trước đi qua đến bước thi công. Điều này để nhằm đảm bảo thông số kỹ  thuật chính xác cũng như phát hiện được lỗi sai và kịp thời chỉnh sửa. 

2.2. Triển khai và giám sát thi công M&E

Sau khi đã có một bản vẽ hoàn chỉnh thì các kỹ sư cơ điện sẽ tiến đến một nhiệm vụ thứ hai đó là triển khai và giám sát thi công M&E. Là viết tắt Mechanical & Electrical có nghĩa là cơ khí và điện (cơ điện), thi công M&E trở nên phổ biến trong cuộc sống của con người. Đối với trách nhiệm thi công này, các kỹ sư cơ điện có thể đảm nhiệm 1 trong 4 hạng mục sau:

  • Thứ nhất là hệ thống thông gió và điều hòa không khí 
  • Thứ hai là hệ thống cấp, thoát nước và thiết bị vệ sinh
  • Thứ ba là hệ thống điện tải
  • Thứ tư là hệ thống PCCC

2.3. Bóc tách vật tư thiết bị thi công 

Thứ ba, không thể thiếu trong trách nhiệm công việc của kỹ sư cơ điện đó chính là bóc tách vật tư thiết bị. Quá trình thi công lắp đặt luôn bao gồm sự kết hợp với nhân lực thi công, các loại máy móc, vật liệu sử dụng và các chi phí thi công khác. Công việc ở đây của kỹ sư cơ điện đó là phải thống kế được chi tiết các chi phí đó để hạch toán với kế toán hoặc với khách hàng. Chú ý trong trách nhiệm bóc tách vật tư này, các bạn phải tính toán được chính xác các yếu tố về: số lượng, đơn giá, giá thuế đối với từng mục hoặc thiết bị cụ thể. Sau đó tính tổng lại  và gửi lại cho bộ phận chịu trách nhiệm thanh toán. Đây được xem là một bước quan trọng trong việc tính giá trị công trình mà các kỹ sư điện được phụ trách. Vậy nên để làm tốt được trách nhiệm này thì các kỹ sư cơ điện cũng cần phải kết hợp với các bộ phận khác để có một bản bóc tách vật tư chính xác và đầy đủ nhất. 

2.4. Theo dõi quá trình vận hành và sử dụng 

Sau khi đã hoàn tất mọi công việc về thi công và bút toán thì trách nhiệm của kỹ sư cơ điện vẫn không dừng lại. Các bạn sẽ tiếp tục đảm nhiệm kế tiếp nhiệm vụ về theo dõi quá trình vận hành và sử dụng hệ thống cơ điện đó. Thông thường nhiệm vụ theo dõi này sẽ diễn ra trong vòng ít nhất 1 tháng cho tới 1 năm sau khi lắp đặt. Kỹ sư cơ điện sẽ phải đảm bảo việc hoạt động liên tục, an toàn và tiết kiệm của các hệ thống này. Đồng thời, kỹ sư cơ điện cũng phát hiện những lỗi, rò rỉ và khắc phục sự phát sinh các biến chứng nằm ngoài dự đoán và thiết kế ban đầu của bạn. Đây được xem là một nhiệm vụ bảo trì khá quan trọng đối với lĩnh vực cơ khí và điện tử hiện nay, đặc biệt là ở những công trình có diện tích lớn và có hệ thống M&E phức tạp. 

Không chỉ chủ động phát hiện và sửa chữa, khách hàng cũng có thể là người phát hiện ra trước và khiếu nại lại các vấn đề lên trên tổng công ty của bạn. Do đó lúc này, kỹ sư cơ điện cũng sẽ là người đến thăm dò thực địa cũng như giải quyết các thắc mắc, yêu cầu đó bằng việc kiểm tra và khắc phục của mình. Đảm bảo sự thỏa mãn của khách hàng lẫn giới hạn bảo trì trong quy định của công ty đưa ra. 

2.5. Báo cáo các công việc 

Và cuối cùng trong mô tả công việc kỹ sư cơ điện bao giờ cũng phải có trách nhiệm về báo cáo công việc. Ở đây, các kỹ sư cơ điện sẽ phải báo cáo với 2 vị trí, thứ nhất là trưởng phòng kỹ thuật và thứ hai là với ban lãnh đạo. Trong đó việc báo cáo với trưởng phòng kỹ thuật gồm có:

  • Báo cáo tiến độ công việc 
  • Báo cáo về khối lượng vật tư, thiết bị của công trình 
  • Xin ý kiến và những vấn những vấn đề phát sinh, đề xuất trong quá trình thi công 

Việc báo cáo này sẽ diễn ra theo một quy định chung về thời gian, điều này nhằm mục đích giúp các trưởng phòng kỹ thuật có thể nắm được tình hình và quản lý sát sao quá trình thi công của các kỹ sư cơ điện. 

Ngoài ra thì kỹ sư cơ điện cũng phải có trách nhiệm về báo cáo với ban lãnh đạo của công ty khi có yêu cầu, thông thường là chỉ diễn ra khi có phát sinh một vấn đề ngoài dự kiến nào đó. Tuy nhiên trước đó thì các kỹ sư cơ điện phải thông qua trưởng phòng kỹ thuật để trình các bản báo cáo lên cho ban lãnh đạo.